Ứng dụng của Data Table

Trong các bài viết trước https://ift.tt/WVHlzoN, chúng ta đã được làm quen với công cụ phân tích What-if Data Table, tại bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu một ví dụ ứng dụng của công cụ mạnh mẽ này trong việc lập kế hoạch kinh doanh để xác định năm hòa vốn. Đây là một ứng dụng tuyệt vời cho các dự án start-up.

Bài toán đặt ra: Nhóm của bạn đang lên kế hoạch kinh doanh để đưa dự án start up của mình trở thành hiện thực. Các bạn xác định rằng thời gian đầu sẽ rất khó khăn nên dự đoán doanh thu chỉ đạt mức 300 triệu đồng và chi phí hết 500 triệu đồng. Dự án của bạn sẽ kéo dài trong 15 năm. Nhóm của các bạn đang cần phải xác định có hay không tồn tại năm hòa vốn, và đó là năm nào với những cách kết hợp khác nhau của tốc độ tăng trưởng doanh thu và tốc độ tăng chi phí tương ứng, từ đó xác định được kế hoạch kinh doanh phù hợp.

Để giải quyết bài toán này, trước hết ta cứ giả định tốc độ tăng trưởng của doanh thu và chi phí lần lượt là 15%  (C2) và 10% (C3). Trình bày như hình sau:

1

Tiếp đến biểu diễn:

  • Số năm (Year) B6:Q6 từ 0 đến 15
  • Doanh thu (Rev) B7:Q7 với 300 tại năm 0, C7= B7*(1+$ C$ 2), tương tự cho các năm sau
  • Chi phí (Exp) B8:Q8 với 500 tại năm 0, C8 =B8*(1+$ C$ 3), tương tự cho các năm sau
  • Điểm hòa vốn (Breakpoint) C9:Q9, điểm hòa vốn xảy ra tại năm có doanh thu lớn hơn chi phí và năm trước đó có doanh thu nhỏ hơn chi phí. Ta xác lập công thức: C9 =IF(AND(B7<B8,C7>C8),C6,0), tương tự cho các năm sau

Sau khi thực hiện các thao tác trên, ta có thể thấy năm thứ 12 là năm xảy ra hòa vốn

2

Do cả 2 tốc độ tăng trưởng được giả định ổn định không đổi nên một khi đã đạt được trạng thái hòa vốn thì doanh thu sẽ lớn hơn chi phí cho đến hết vòng đời của dự án. Vì vậy, không có điểm hòa vốn thứ hai. Nếu dự án không cho ra điểm hòa vốn, thì ta kết luận dự án không tạo ra lợi nhuận, No Benefit (No BE).

Với mỗi cặp tốc độ tăng trưởng của doanh thu và chi phí, ta sẽ có các điểm hòa vốn khác nhau, hoặc có thể không có. Để chạy Data Table, ta cần tạo 1 ô làm tham chiếu, đặt tên là Total (A11). Ô này sẽ kết luận năm nào là năm hòa vốn với mỗi cặp tốc độ tăng trưởng input. Ta xác lập công thức cho Total: B11=IF(SUM(C9:Q9)>0, SUM(C9:Q9), “No BE”)

Bước cuối cùng là tạo bảng và chạy Data Table

Ta sẽ chọn khoảng tăng trưởng mong muốn. Trong bài viết này, tác giả chọn doanh thu tăng trưởng trong khoảng 10% đến 30% (B14:B34), chi phí tăng trong khoảng 10% đến 25% (C13:R13), độ chia nhỏ nhất là 1%. Thiết lập B13=B11 (Total)

Chọn vùng  B13:R34 như hình sau:

3

Chọn Tab Data, What-If Analysis, Data Table…

4

Nhập Row input cell là ô tham chiếu của hàng (Exp Growth), Column input cell là ô tham chiếu của cột (Rev Growth), click OK

5

Ta được bảng sau:

6

Như vậy chúng ta đã xong. Nhìn vào bảng ta có thể thấy nên kết hợp các cặp tôc dộ tăng trưởng nào cho phù hợp với nguyện vọng hòa vốn, tình hình kinh tế và khả năng kinh doanh. Ví dụ bạn mong muốn dự án hoàn vốn sớm nhất với chi phí nhỏ nhất có thể, bạn có thể chọn chi phí tăng 10% mỗi năm và phải đạt doanh thu tăng 25% mỗi năm, như vậy bạn sẽ hoàn vốn tại năm thứ tư.

Công cụ Data Table là một công cụ mạnh để dự đoán và xác định các chỉ tiêu, bạn đọc có thể tự đặt ra các bài toán và mày mò tìm cách giải. Tác giả xin gửi một ví dụ nữa để bạn đọc tự tìm hiểu và mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong ứng dụng thực tiễn vào đời sống.

“Một sản phẩm có đường cầu: Q = 500 – 3P + 100 a^0.5

Trong đó:

  • a: số tiền chi cho quảng cáo
  • Chi phí cố định: $ 1,000
  • Chi phí biến đổi trên 1 sản phẩm: $ 12

Xác định giá bán với bước giá là $ 10 và chi phí quảng cáo làm tối đa hóa lợi nhuận”

Download Attachments

  • xlsData_table
    File size: 12 KB Downloads: 885

Originally posted 2017-12-20 13:28:20.



source https://www.excelketoan.net/ung-dung-cua-data-table

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tổng hợp file excel quản lí hợp đồng mua bán

HTKK 4.9.5 ngày 26/10/2022

Sử dụng scrollbar trong Dashboard